Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
128679

BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2024

Ngày 23/04/2024 15:00:00

BÀI TUYÊN TRUYỀN

THÁNG HÀNH ĐỘNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 2024

Kính thưa:Toàn thểcán bộ và Nhân dân trong xã!

Trong những năm qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường triển khai, nhằm kịp thời ngăn chặn những trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên,Tình hình an toàn thực phẩm còn rất phức tạp: Việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều nơi; một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ,không bảo đảm an toàn, vẫn lưu thông trênthị trường; thực phẩm nhập lậu vẫn diễn ra; điều kiện chăn nuôi, hạ tầng chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ còn nhiều yếu kém; sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát được an toàn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn; công nghệ chế biến lạc hậu; tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng; yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Để tồn tại những vấn đề nói trên, một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao do sự nhận thức yếu kém, chạy theo lợi nhuận và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, làm ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.

"Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024, với chủ đề“Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Với mục tiêu:

1. Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.

2. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tăng cường giám sát nêu cao vai trò của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

Vì sức khỏe cộng đồng và sự phồn vinh của xã hội. CácTổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Chính quyền , Người tiêu dùng thực phẩm, thực hiện tốt các nội dung sau:

* Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Thực hiện tốt các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Nâng cáo nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên liệu thực phẩmgiả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.

-Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý ATTP, an toàn dịch bệnh trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

* Đối với Chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng

- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ sở.

- Tổ chức tốt các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác bảo đảman toàn thực phẩmtrên địa bàn.

-Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...

-Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật đểcác tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩmNgười tiêu dùng thực phẩmthực hiện tốt các quy định của nhà nước.

* Người tiêu dùng thực phẩm

- Cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong an toàn thực phẩm. Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc,thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toànhoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.


- Kịp thời công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2024

Đăng lúc: 23/04/2024 15:00:00 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN

THÁNG HÀNH ĐỘNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 2024

Kính thưa:Toàn thểcán bộ và Nhân dân trong xã!

Trong những năm qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường triển khai, nhằm kịp thời ngăn chặn những trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên,Tình hình an toàn thực phẩm còn rất phức tạp: Việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều nơi; một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ,không bảo đảm an toàn, vẫn lưu thông trênthị trường; thực phẩm nhập lậu vẫn diễn ra; điều kiện chăn nuôi, hạ tầng chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ còn nhiều yếu kém; sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát được an toàn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn; công nghệ chế biến lạc hậu; tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng; yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Để tồn tại những vấn đề nói trên, một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao do sự nhận thức yếu kém, chạy theo lợi nhuận và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, làm ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.

"Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024, với chủ đề“Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Với mục tiêu:

1. Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.

2. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tăng cường giám sát nêu cao vai trò của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

Vì sức khỏe cộng đồng và sự phồn vinh của xã hội. CácTổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Chính quyền , Người tiêu dùng thực phẩm, thực hiện tốt các nội dung sau:

* Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Thực hiện tốt các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Nâng cáo nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên liệu thực phẩmgiả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.

-Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý ATTP, an toàn dịch bệnh trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

* Đối với Chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng

- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ sở.

- Tổ chức tốt các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác bảo đảman toàn thực phẩmtrên địa bàn.

-Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...

-Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật đểcác tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩmNgười tiêu dùng thực phẩmthực hiện tốt các quy định của nhà nước.

* Người tiêu dùng thực phẩm

- Cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong an toàn thực phẩm. Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc,thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toànhoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.


- Kịp thời công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC