Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
128679

Thực hiện công tác chuyển đổi số tại xã Thành Long

Ngày 08/11/2023 15:09:49

Thực hiện tốt Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước xã Thành Long.

tu.jpg
Thực hiện tốt Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước xã Thành Long.
Hiện nay, cả thế giới đã bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nòng cốt là sự đột phá của công nghệ số. Quá trình đưa công nghệ số vào mọi mặt của đời sống gọi là Chuyển đổi số (CĐS).Có thể hiểu CĐS là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn. Như vậy, CĐSlà quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.Nói cách khác, CĐS chính là cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện, là sự hội tụ của khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của đổi mới sáng tạo. Chỉ khi nào toàn bộ người dân sử dụng các nền tảng số, các ứng dụng số để phục vụ việc làm ăn, sinh hoạt hàng ngày thì CĐS khi đó mới là thành công. CĐS chính là cách đi trong chặng đường phát triển thời Cách mạng công nghệ 4.0 và là cơ hội vô giá để phát triển đất nước.Để đẩy mạnh CĐS quốc gia trong giai đoạn mới theo chủ trương của Đảng, Chính phủ, tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia với ý nghĩa số 1 và 0 là hai số của hệ thống số nhị phân - là ngôn ngữ của công nghệ thông tin và công nghệ số.Là một quá trình khách quan nên dù muốn hay không thì CĐS vẫn đang diễn ra, là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mọi người dân cũng không ngừng thay đổi, thích nghi, nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Tuy nhiên, CĐS là một qúa trình đa dạng, không có con đường và hình thành mẫu chung cho tất cả. Do đó, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với tư duy, nhận thức, trình độ và công việc của mình. Chúng ta có thể CĐS ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ sốCĐS không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối,… Trên cơ sở đó, ngoài tăng năng suất, giảm chi phí CĐS còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có từ y tế, giáo dục, lao động sản xuất, tiêu dùng.Hiện nay, CĐS đang được ứng dụng rộng rãi và đa lĩnh vực trong cuộc sống.

tu4.jpg
Cán bộ, công chức tham dự hội nghị trực tuyến tại UBND xã Thành Long
Chính quyền số
: có nghĩa là chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số. Để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn.

Ví dụ: Cơ quan nhà nước sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư, đất đai, thuế để người dân có thể làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất trực tuyến.

Xã hội số: Được thực hiện trên các lĩnh vực như:

Công dân số: Là công dân có khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng. Chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số. Ví dụ: Công dân có thiết bị di động hình thành thói quen về giao tiếp trên môi trường mạng, mua bán trực tuyến, học trực tuyến… Chuyển đổi số chính quyền số, xã hội số, kinh tế số.

Y tế số:Khám và chữa bệnh từ xa, phân tích, giải mã bản đồ gene để từ đó cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế được cá thể hóa cho mỗi người dân.

Giáo dục số: Nghe giảng bài trực tuyến, trao đổi bài trực tuyến.

Như vậy, Xã hội số là xã hội có công dân tham gia vào quá trình y tế số, giáo dục số, giao tiếp xã hội trên môi trường số.

Kinh tế số: Kinh tế số là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công ngiệp 4.0. Phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẽ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh, tạo ra sản phẩm ”Made in Vietnam”.

Kinh tế số gồm ngành công nghiệp công nghệ số, ngành công nghiệp viễn thông, ngành bán hàng hóa dựa trên các nền tảng công nghệ số mà ta vẫn gọi là thương mại điện tử, ngành bán dịch vụ dựa trên các nền tảng số mà ta vẫn gọi là kinh doanh số như dịch vụ đặt phương tiện giao thông, dịch vụ đặt nhà hàng, khách sạn...

tu2.jpg

Cán bộ bộ phận “một cửa” xã Thành Long giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Có thể nói, thông qua việc phát triển Chính phủ số, Kinh tế số và xã hội số, CĐScó thể giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, mang lại một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống. Người dân có thể sống khỏe mạnh hơn nhờ các hình thức chăm sóc y tế kịp thời, vui vẻ hơn với các hình thức giải trí đa dạng và an toàn hơn.

Để thực hiện chuyển đổi số thành công cần sự quyết tâm của toàn thể nhân dân, hệ thống chính trị. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, cán bộ, công chức, người dân của địa phương trong toàn xã cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc học hỏi, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ công nghệ thông tin, sẵn sàng tham gia và phục vụ thành công quá trình chuyển đổi số trên địa bàn toàn xã Thành Long.Chủ tịch UBND xã Thành Long đã ban hành các Kế hoạch và Quyết định; Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 03/3/2023 về thực hiện "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030" trên địa bàn toàn xã.

tu3.jpg
Công dân đang thực hiện giao dịch các thủ tục dữ liệu dân cư tại phòng làm việc công an xã
- Triển khai đến toàn bộ cán bộ, công chức UBND xã. Kế hoạch số 67/KH-TCT ngày 22/3/2023 của Tổ công tác triển khai Đề án 06, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thành về Thực hiện đợt cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt định danh điện tử, sử dụng ứng dụng VNEiD và thực hiện dịch vụ công trực tuyến; qua đó tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn xã Thành Long :

- Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2022 về việc thành lập tổ công nghệ số cộng đồng các thôn trên địa bàn xã Thành Long.

- Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 9 tháng 12 năm 2022 về việc kiện toàn tổ công nghệ số cộng đồng các thôn trên địa bàn xã Thành Long.

- Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 25/4/2022 về việc kiện toàn và đổi tên Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã Thành Long.

- Công văn số 16/CV-UBND ngày 10/3/2023 về việc thu thập thông tin tài khoản ngân hàng để hỗ trợ chi trả không dùng tiền mặt đối với đối tượng BTXH, NCC trên địa xã Thành Long

- Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 10/03/2023 Về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư theo đề án 06. hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt định danh điện tử, sử dụng ứng dụng VNEiD và thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn xã Thành Long.;Từ ban đầu thực hiện khó khăn, đến nay việc ký số được cán bộ công chức, viện chức UBND xã thực hiện 100%.Như chúng ta đã biết chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm cần có sự quyết tâm vào cuộc của người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, sự vào cuộc chung tay của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp thì mới thành công. Trong năm 2022 với khối lượng công việc lớn; UBND các xã, đã chủ động, tích cực và đã nỗ lực cố gắng hoàn thành được một số nhiệm vụ góp phần thực hiện chuyển đổi số và xây dựng Chính quyền số; hiện đại hóa nền hành chính và cải cách hành chính; tăng hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, với khối lượng công việc, nhiệm vụ còn lại của năm 2023 là còn nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; do đó người đứng đầu UBND xã phải quan tâm, tập trung chỉ đạo. Do nhu cầu công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi xử lý nhanh, hiệu quả. Việc thực hiện chuyển đổi số, trong đó ký số điện tử là nhu cầu không thể thiếu trong thực hiện nhiệm vụ hiện nay.Trước đây chưa sử dụng ký số điện tử việc thực hiện ký, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn có lúc không kịp thời gian, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tốn kém tiền của nhà nước. Công tác phối hợp giữa các đơn vị trên địa bàn xã thực hiện tốt, nhịp nhàng, hiệu quả cao. Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện Kết quả, hiệu quả, giá trị mang lại (bao gồm cả hiệu quả về kinh phí).Đến năm 2022 cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt phần mềm TDOF, ký số 100% các văn bản, thực hiện tốt Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa, đảm bảo các nội dung, yêu cầu đề ra.

- Tiết kiêm được nhiều kinh phí (In, phô tô, cước chuyển phát, công vận chuyển,…)

- Rút ngắn thời gian, tiện lợi, xử lý văn bản và ký số, phát hành văn bản ở mọi nơi, mọi lúc.

- Tạo ra cách thức thực hiện làm việc khoa học, chuyên nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Qua đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhà nước đã giao; hiện đại hóa nền hành chính và cải cách hành chính; tăng hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, nâng cao chỉ số cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của xã; tạo sự ủng hộ, đồng thuận của người dân, doanh nghiệp. Qua tổ chức thực hiện Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa, để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ cần phải có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt. đối với xã Thành Long để đạt được những kết quả cao nhất công tác chuyển đổi số. Chủ tịch UBND xã đã chỉ đạo quyết liệt, nếu văn bản không trình qua TDOF theo quy định thì không ký duyệt. Thời gian đầu cán bộ ,công chức thấy khó khăn trong quá trình thực hiện, thời gian đầu bỡ ngỡ, tỷ lệ thực hiện thấp, không đạt yêu cầu và dần dần thực hiện tốt hơn, đến năm 2023 UBND xã Thành Long thực hiện tốt luôn đứng trong tốp ……..toàn huyện.

Xuân Hảo

Thực hiện công tác chuyển đổi số tại xã Thành Long

Đăng lúc: 08/11/2023 15:09:49 (GMT+7)

Thực hiện tốt Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước xã Thành Long.

tu.jpg
Thực hiện tốt Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước xã Thành Long.
Hiện nay, cả thế giới đã bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nòng cốt là sự đột phá của công nghệ số. Quá trình đưa công nghệ số vào mọi mặt của đời sống gọi là Chuyển đổi số (CĐS).Có thể hiểu CĐS là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn. Như vậy, CĐSlà quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.Nói cách khác, CĐS chính là cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện, là sự hội tụ của khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của đổi mới sáng tạo. Chỉ khi nào toàn bộ người dân sử dụng các nền tảng số, các ứng dụng số để phục vụ việc làm ăn, sinh hoạt hàng ngày thì CĐS khi đó mới là thành công. CĐS chính là cách đi trong chặng đường phát triển thời Cách mạng công nghệ 4.0 và là cơ hội vô giá để phát triển đất nước.Để đẩy mạnh CĐS quốc gia trong giai đoạn mới theo chủ trương của Đảng, Chính phủ, tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia với ý nghĩa số 1 và 0 là hai số của hệ thống số nhị phân - là ngôn ngữ của công nghệ thông tin và công nghệ số.Là một quá trình khách quan nên dù muốn hay không thì CĐS vẫn đang diễn ra, là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mọi người dân cũng không ngừng thay đổi, thích nghi, nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Tuy nhiên, CĐS là một qúa trình đa dạng, không có con đường và hình thành mẫu chung cho tất cả. Do đó, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với tư duy, nhận thức, trình độ và công việc của mình. Chúng ta có thể CĐS ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ sốCĐS không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối,… Trên cơ sở đó, ngoài tăng năng suất, giảm chi phí CĐS còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có từ y tế, giáo dục, lao động sản xuất, tiêu dùng.Hiện nay, CĐS đang được ứng dụng rộng rãi và đa lĩnh vực trong cuộc sống.

tu4.jpg
Cán bộ, công chức tham dự hội nghị trực tuyến tại UBND xã Thành Long
Chính quyền số
: có nghĩa là chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số. Để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn.

Ví dụ: Cơ quan nhà nước sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư, đất đai, thuế để người dân có thể làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất trực tuyến.

Xã hội số: Được thực hiện trên các lĩnh vực như:

Công dân số: Là công dân có khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng. Chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số. Ví dụ: Công dân có thiết bị di động hình thành thói quen về giao tiếp trên môi trường mạng, mua bán trực tuyến, học trực tuyến… Chuyển đổi số chính quyền số, xã hội số, kinh tế số.

Y tế số:Khám và chữa bệnh từ xa, phân tích, giải mã bản đồ gene để từ đó cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế được cá thể hóa cho mỗi người dân.

Giáo dục số: Nghe giảng bài trực tuyến, trao đổi bài trực tuyến.

Như vậy, Xã hội số là xã hội có công dân tham gia vào quá trình y tế số, giáo dục số, giao tiếp xã hội trên môi trường số.

Kinh tế số: Kinh tế số là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công ngiệp 4.0. Phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẽ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh, tạo ra sản phẩm ”Made in Vietnam”.

Kinh tế số gồm ngành công nghiệp công nghệ số, ngành công nghiệp viễn thông, ngành bán hàng hóa dựa trên các nền tảng công nghệ số mà ta vẫn gọi là thương mại điện tử, ngành bán dịch vụ dựa trên các nền tảng số mà ta vẫn gọi là kinh doanh số như dịch vụ đặt phương tiện giao thông, dịch vụ đặt nhà hàng, khách sạn...

tu2.jpg

Cán bộ bộ phận “một cửa” xã Thành Long giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Có thể nói, thông qua việc phát triển Chính phủ số, Kinh tế số và xã hội số, CĐScó thể giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, mang lại một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống. Người dân có thể sống khỏe mạnh hơn nhờ các hình thức chăm sóc y tế kịp thời, vui vẻ hơn với các hình thức giải trí đa dạng và an toàn hơn.

Để thực hiện chuyển đổi số thành công cần sự quyết tâm của toàn thể nhân dân, hệ thống chính trị. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, cán bộ, công chức, người dân của địa phương trong toàn xã cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc học hỏi, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ công nghệ thông tin, sẵn sàng tham gia và phục vụ thành công quá trình chuyển đổi số trên địa bàn toàn xã Thành Long.Chủ tịch UBND xã Thành Long đã ban hành các Kế hoạch và Quyết định; Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 03/3/2023 về thực hiện "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030" trên địa bàn toàn xã.

tu3.jpg
Công dân đang thực hiện giao dịch các thủ tục dữ liệu dân cư tại phòng làm việc công an xã
- Triển khai đến toàn bộ cán bộ, công chức UBND xã. Kế hoạch số 67/KH-TCT ngày 22/3/2023 của Tổ công tác triển khai Đề án 06, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thành về Thực hiện đợt cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt định danh điện tử, sử dụng ứng dụng VNEiD và thực hiện dịch vụ công trực tuyến; qua đó tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn xã Thành Long :

- Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2022 về việc thành lập tổ công nghệ số cộng đồng các thôn trên địa bàn xã Thành Long.

- Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 9 tháng 12 năm 2022 về việc kiện toàn tổ công nghệ số cộng đồng các thôn trên địa bàn xã Thành Long.

- Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 25/4/2022 về việc kiện toàn và đổi tên Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã Thành Long.

- Công văn số 16/CV-UBND ngày 10/3/2023 về việc thu thập thông tin tài khoản ngân hàng để hỗ trợ chi trả không dùng tiền mặt đối với đối tượng BTXH, NCC trên địa xã Thành Long

- Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 10/03/2023 Về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư theo đề án 06. hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt định danh điện tử, sử dụng ứng dụng VNEiD và thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn xã Thành Long.;Từ ban đầu thực hiện khó khăn, đến nay việc ký số được cán bộ công chức, viện chức UBND xã thực hiện 100%.Như chúng ta đã biết chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm cần có sự quyết tâm vào cuộc của người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, sự vào cuộc chung tay của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp thì mới thành công. Trong năm 2022 với khối lượng công việc lớn; UBND các xã, đã chủ động, tích cực và đã nỗ lực cố gắng hoàn thành được một số nhiệm vụ góp phần thực hiện chuyển đổi số và xây dựng Chính quyền số; hiện đại hóa nền hành chính và cải cách hành chính; tăng hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, với khối lượng công việc, nhiệm vụ còn lại của năm 2023 là còn nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; do đó người đứng đầu UBND xã phải quan tâm, tập trung chỉ đạo. Do nhu cầu công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi xử lý nhanh, hiệu quả. Việc thực hiện chuyển đổi số, trong đó ký số điện tử là nhu cầu không thể thiếu trong thực hiện nhiệm vụ hiện nay.Trước đây chưa sử dụng ký số điện tử việc thực hiện ký, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn có lúc không kịp thời gian, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tốn kém tiền của nhà nước. Công tác phối hợp giữa các đơn vị trên địa bàn xã thực hiện tốt, nhịp nhàng, hiệu quả cao. Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện Kết quả, hiệu quả, giá trị mang lại (bao gồm cả hiệu quả về kinh phí).Đến năm 2022 cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt phần mềm TDOF, ký số 100% các văn bản, thực hiện tốt Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa, đảm bảo các nội dung, yêu cầu đề ra.

- Tiết kiêm được nhiều kinh phí (In, phô tô, cước chuyển phát, công vận chuyển,…)

- Rút ngắn thời gian, tiện lợi, xử lý văn bản và ký số, phát hành văn bản ở mọi nơi, mọi lúc.

- Tạo ra cách thức thực hiện làm việc khoa học, chuyên nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Qua đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhà nước đã giao; hiện đại hóa nền hành chính và cải cách hành chính; tăng hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, nâng cao chỉ số cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của xã; tạo sự ủng hộ, đồng thuận của người dân, doanh nghiệp. Qua tổ chức thực hiện Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa, để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ cần phải có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt. đối với xã Thành Long để đạt được những kết quả cao nhất công tác chuyển đổi số. Chủ tịch UBND xã đã chỉ đạo quyết liệt, nếu văn bản không trình qua TDOF theo quy định thì không ký duyệt. Thời gian đầu cán bộ ,công chức thấy khó khăn trong quá trình thực hiện, thời gian đầu bỡ ngỡ, tỷ lệ thực hiện thấp, không đạt yêu cầu và dần dần thực hiện tốt hơn, đến năm 2023 UBND xã Thành Long thực hiện tốt luôn đứng trong tốp ……..toàn huyện.

Xuân Hảo

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC